Công nghệ thi công bê tông áp khuôn (stamped concrete)

Công nghệ thi công bê tông áp khuôn (stamped concrete)

  1. Bê tông áp khuôn.

Khi nói đến “bê tông” – chúng ta thường liên tưởng đến những khối bê tông trắng xám buồn tẻ và khô cứng. Nhưng ẩn chứa của nó là một khả năng sang tạo rộng lớn trong lĩnh vực vật liệu xây dựng, biến những vật vô tri vô giác đấy trở lên biết nói. Sự sáng tạo đó không thể không kể tới “bê tông áp khuôn”.

Bê tông áp khuôn được sử dụng mục đích chính yếu là nâng cao tính thầm mỹ cho cấu trúc, “thổi hồn nghệ sĩ” vào sản phẩm, trong khi bản thân nó vẫn phục vụ chức năng là một phần không thể thiếu trong cấu trúc hạ tầng chẳng hạn như: sàn nhà, tường, hàng hiên và lối đi…

Tại Việt Nam,  ứng dụng bê tông Áp khuôn đang là xu thế mới trong thiết kế và thi công biệt thự, sân vườn, công viên công cộng, … hứa hẹn nhiều tiềm năng và tiến đến gần hơn với các khách hàng là Chủ đầu tư, Nhà thầu, …

Bê tông áp khuôn hay ốp khuôn (stamped concrete) là một sản phẩm trong ngành vật liệu bê tông trang trí được áp dụng cho ngoại thất như vỉa hè, lối dạo bộ, công viên, hồ bơi, bãi đậu xe…với những ưu điểm nổi bật như nâng cao tính thẩm mỹ cho sàn bê tông, khả năng chống chơn trượt tốt, vệ sinh nhanh chóng, tối ưu chi phí cho nhà đầu tư.

Phương pháp thi công bê tông áp khuôn

Công tác chuẩn bị

  • Nhận mặt bằng thi công: mặt bằng thi công phải bằng phẳng, không lồi lõm.
  • Tập kết thiết bị và vật tư vào công trình.
  • Bao che và che chắn vị trí thi công (nếu cần thiết).
  • Vệ sinh lại bề mặt thi công để thuận tiện trong quá trình thi công.

Thi công lớp bê tông cơ bản dày 7 cm

  1. Thi công lu đầm nén mặt bằng (Phải đầm chặt theo hệ số k95 hoặc K98 theo TCVN).
  2. Rải đá base và tiếp tục thi công lu đầm nén.
  3. Trải lớp nilon xuống mặt nền cần đổ tránh mất nước cho xi măng khi đổ bê tông.
  4. Tiến hành gia công và lắp đặt cốt thép, cốt thép được sử dụng là thép, phi 8a150, có tác dụng chống nứt, chịu tải trọng cho công trình (Hoặc sắt tuỳ theo chủ đầu tư).
  5. Dùng bê tông tươi hoặc bê tông tự trộn tại công trường tuỳ từng trường hợp cụ thể. Kiểm tra độ sụt và chất lượng bê tông trước khi tiến hành đổ mẫu. Tiến hành đuc mẫu theo yêu cầu quy định của chủ đầu tư.
  6. Tiến hành đổ bê tông khi các công việc đã hoàn tất. Tuỳ khối lượng cụ thể mà phương pháp đổ bê tông sẽ thực hiện bằng cơ giới hay thủ công.

Thi công lớp bê tông ốp khuôn dày 5 cm

Thi công lắp đặt ván khuôn tạo các ô vuông hoặc chữ nhật (tác dụng như một khe co dãn trên mặt bằng). Tuỳ theo diện tích bề mặt thi công mà ta thiết kế lắp đặt mẫu khuôn sao cho hợp lí và hài hoà với mặt bằng.

Thi công đổ bê tông.

  • Trong quá trình đổ bê tông, ta trộn thêm vật liệu Fiber có tác dụng chống sủi bọt và giữ nước cho bê tông.
  • Bê tông sử dụng là bê tông đá 1×2 mác 200 hoặc 250, độ dày 500 mm. Tiến hành đổ bê tông xong, làm phẳng bề mặt nền. Đảm bảo bề mặt phải phẳng không lồi lõm.

Chờ bê tông hơi ráo bề mặt bắt đầu tiến hành rắc đều bột Color Hardener (Lớp bột màu cơ bản và có tác dụng làm cứng bề mặt), sử dụng các dụng cụ chuyên dùng xoa bề mặt tạo thành lớp bề mặt thứ nhất.

Tiếp tục rắc lớp bột màu hoàn thiện Release Agent (Lớp bột màu hoàn thiện có tác dụng tạo hiệu ứng màu sắc và chống dính khuôn), rắc đều lên bề mặt, xoa phẳng bề mặt bằng tay và dụng cụ chuyên dùng.

Chú ý: thường thì các màu của 2 lớp gần tương đồng với nhau. Ví dụ như màu tối phải đi kèm với màu tối, màu sáng phải đi kèm với màu sáng.

– Sau khi hoàn thành lớp bột màu thứ 2 trên bề mặt thi công, bắt đầu tiến hành dập khuôn cho bề mặt nền (Khuôn mẫu tuỳ chọn). Tiến hành dập khuôn theo một hướng nhất định trên bề mặt, đảm bảo cho khuôn luôn được đồng đều trên bề mặt.

– Sau thời gian khoảng 1 ngày kể từ ngày dập khuôn và lấy khuôn mẫu ra ta tiến hành vệ sinh bề mặt nền. Dùng máy bơm áp lực cao để vệ sinh bề mặt, vệ sinh thật kỹ, sạch sẽ.

– Đối với khu vực có nhiều màu chống dính khuôn mà phun nước không sạch, ta dùng thêm Acid Wash với tỉ lệ nhỏ để rửa bề mặt đúng với màu đã chọn.

– Tiến hành quét/phun lớp Sealer tạo độ cứng và bóng cho bề mặt nền.

– Sau thời gian 7 ngày thì bề mặt thi công được đưa vào sử dụng.

* Chú ý sau khi quét sealer đã khô có thể đi lại trên bề mặt nhưng tránh tác dụng lực quá mạnh lên bề mặt vừa mới thi công xong.

Nhận xét: Với quy trình công nghệ thi công bê tông ốp khuôn như trên cho thấy tốc độ thi công của loại bê tông này ngang bằng bê tông thường mặc dù thi công bê tông 2 lớp.

Như vậy, với việc sử dụng bê tông trang trí cho sàn thì hiệu quả kinh tế đạt rất cao. Bài toán hiệu quả này ngoài việc xét trên các tiêu chí như nói ở trên, quan trọng hơn cả là tốc độ thi công loại bê tông này cho thấy sự ưu việt vượt trội hơn bê tông thường mà chất lượng được đảm bảo do có 2 lớp.

Lê Lý Bảo Châu

Giám đốc Phòng Kỹ Thuật

Nguồn tham khảo

https://betongsan.com/cong-nghe-thi-cong-be-tong-ap-khuon-stamped-concrete/