MỘT SỐ KIẾN THỨC TỔNG QUÁT VỀ GỖ CÔNG NGHIỆP – PHẦN 2

MỘT SỐ KIẾN THỨC TỔNG QUÁT VỀ GỖ CÔNG NGHIỆP – PHẦN 2

Qua phần 1, bài viết với mục đích cung cấp những kiến thức về lõi ván công nghiệp để từ đó có thể chọn được những loại gỗ công nghiệp phù hợp với nhu cầu sử dụng. Ở phần này, xin được đề cập đến một nội dung quyết định đến thẩm mỹ, độ hoàn thiện của một không gian nội thất sử dụng gỗ công ngiệp. Đó là bề mặt phủ (hay bề mặt hoàn thiện)

1.Bề mặt Melamie:

  • Là chất liệu bề mặt cấu tạo gồm 2 lớp:

+ Lớp giấy nền có thành phần gồm bột gỗ, titan và các chất khác, có tác dụng tạo hoa văn cho bề mặt Melamine

+ Lớp keo Melamine: Giúp bảo vệ tấm ván, tạo cho bề mặt khả năng chống trầy xước, chống mài mòn và chống thấm tốt.

  • Ưu điểm:

+ Hình thức đa dạng, có đầy đủ bề mặt vân gỗ hoặc màu sắc trơn

+ Không bị phai màu, bay màu

+ Giá thành rẻ so với các vật liệu bề mặt khác

  • Nhược điểm:

+ Phải được nhà cung cấp ép sẵn lên ván sau đó mới nhập về gia công ra sản phẩm (MDF Melamibe hoặc MFC)

+ Không có tính uốn cong theo bề mặt

+ Chịu xước, chịu mài mòn kém

+ Thi công cạnh bằng nẹp chỉ nhựa hoặc Laminate đồng màu (tùy theo loại mã Melamine)

  • Các loại ván có thể phủ: PB (Phủ ra tấm MFC), MDF (Phủ ra tấm MDF Melamine), HDF (Phủ ra tấm HDF Melamine), Plywood (phủ ra tấm Plywood Melamine)

Ảnh: MFC (trái) và MDF Melamine (phải)

2. Bề mặt Laminate:

  • Là chất liệu bề mặt cấu tạo gồm 3 lớp:

+ Lớp Overlay: Được làm từ cellulose tinh khiết, phủ trên cùng lớp giấy trang trí, tạo độ sáng bóng và bảo vệ các lớp bên trong.

+ Lớp Decorative paper: Là lớp giấy trang trí tạo vân và màu sắc cho tấm Laminate, được nhúng keo Melamine và sau đó được mang đi ép cùng lớp Overlay dưới áp suất và nhiệt độ cao.

+ Lớp Kraft Papers: Gồm nhiều lớp giấy được nén chặt với nhau dưới nhiệt độ cao tạo nên độ dày cho bề mặt Laminate. Lớp này được làm từ bột giấy và các chất phụ gia.

  • Ưu điểm:

+ Hình thức đa dạng, có đầy đủ bề mặt vân gỗ hoặc màu sắc trơn

+ Bề mặt Laminate có thể thi công độc lập, không cần ép sẵn lên lõi ván. Có thể đáp ứng 1 số chi tiết bề mặt uốn cong.

+ Có lớp bảo vệ làm tăng tính chống xước, tính mài mòn

+ Không bay màu, phai màu

+ Xử lí linh động và thẩm mỹ các mí nối, ghép hơn so với Melamine.

+ Có thể dùng để làm chỉ cạnh ván.

  • Nhược điểm:

+ Giá thành cao

+ Đòi hỏi tay nghề dán tấm Laminate phải chuẩn hoặc máy móc hiện đại.

  • Các loại ván có thể phủ: MDF (phủ ra tấm MDF Laminate), HDF (Phủ ra tấm HDF Laminate), Plywood (Phủ ra tấm Plywood Laminate)

Ảnh: Cấu tạo cắt lớp bề mặt Laminate

3. Bề mặt Veneer:

  • Bản chất Veneer là gỗ tự nhiên, được lạng mỏng từ các cây gỗ. Veneer thông dụng chỉ dày khoảng 0.3-1mm. Sử dụng để dán lên các lõi gỗ công nghiệp rồi gia công để đáp ứng được sở thích của khách hàng về việc có đồ gỗ bề mặt tự nhiên nhưng tiết kiệm chi phí hơn so với việc dùng gỗ tự nhiên.
  • Ưu điểm:

+ Chi phí thấp hơn nhưng đảm bảo bề mặt giống gỗ tự nhiên.

+ Linh động trong xử lí bề mặt, gia công màu sắc đậm nhạt theo ý muốn

+ Ưu điểm về môi trường: Góp phần làm giảm cường độ khai thác gỗ tự nhiên.

  • Nhược điểm:

+ Tấm venner mỏng vì vậy độ chống thấm, chống ẩm không cao, dễ rách, nứt nên cần phải thi công, vận chuyển khéo kéo.

  • Các loại ván có thể phủ: MDF (phủ ra tấm MDF Veneer), HDF (Phủ ra tấm HDF Veneer), Plywood (Phủ ra tấm Plywood Veneer)

Ảnh: Tấm Veneer

 4: Bề mặt sơn PU:

  • Sơn PU: Tiếng Anh có nghĩa là Polyurethane, một loại polymer có khá nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Sơn PU có hai dạng tồn tại chính là dạng cứng và dạng foam, được dùng làm vecni để đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ như bàn ghế, cửa gỗ….
  • Theo ngôn ngữ đơn giản của các thợ sơn thì sơn PU là loại sơn để bảo vệ, đánh bóng, tạo màu cho gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp một cách đẹp và mịn nhất. Thành phần của sơn cũng chỉ có 3 thành phần chính:

+ Sơn lót: Nhằm làm phẳng bề mặt, che khuất các khuyết điểm để sơn đẹp hơn. Bạn cứ tưởng tượng như sơn tường nhà thì cũng dùng bột trét để làm phẳng bề mặt khi sơn vậy.

+ Sơn màu: Tùy thuộc khách hàng yêu cầu, nhưng đa số sơn PU cho gỗ hầu như đều có thành phần sơn màu trong đó dù ít hay nhiều

+ Sơn bóng: Nhiều thợ sơn dùng từ sơn PU nhưng đúng ra đây là cách pha sơn nhằm tạo độ bóng bề mặt cho cả quá trình sơn PU cho gỗ.

  • Phân loại: hiện nay thị trường nội thất phổ biến 2 loại sơn PU

          + Sơn PU 1K (PU 1 thành phần): Khả năng bám dính tốt, độ cứng cao, bền uốn tốt,          chịu nhiệt, dễ thi công, khô nhanh. Tuy nhiên dể ố màu, phai màu, chống xước ko tốt.

          + Sơn PU 2K (PU 2 thành phần): Khả năng bám dính tốt, độ cứng cao, bền uốn và chịu nhiệt tốt, khó phai màu, chống chầy xước. Tuy nhiên mất nhiều thời gian khô.

  • Ưu điểm:
    + Có thể pha màu tùy sở thích, đa dạng về màu sắc

+ Xử lí được các chi tiết nối ván vuột khổ, xử lí cạnh linh động.

+ Thi công dễ dàng, nguồn vật tư, vật liệu phổ biến, thông dụng

+ Tùy chỉnh được độ bóng, mờ theo ý muốn

  • Nhược điểm:

+ Thời gian thi công lâu hơn các bề mặt Melamine, Laminate

+ Cần có yêu cầu bảo hộ cao hơn, có hóa chất gây hại môi trường

Các loại ván có thể phủ: MDF (MDF sơn PU), HDF (HDF sơn PU), Plywood (Plywood sơn PU)

Ảnh: Gỗ sơn PU mờ (trái)- Gỗ sơn PU bóng (phải)

5. Bề mặt Acrylic:

  • Tấm Acrylic là một loại vật liệu dùng để phủ lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp. Được tinh chế từ dầu mỏ nên tấm Acrylic có tính chất dẻo và dễ uốn

 Ưu điểm:

+ Độ bóng cao, chống chầy xước tốt

+ Thẩm mĩ cao, tăng sự sang trọng trong không gian nội thất

+ Thân thiện mội trường

Nhược điểm:

+ Thi công phức tạp, cần máy móc hiện đại, thông thường nếu sản xuất chi tiết dùng bè mặt Acrylic An Cường phải đặt nhà máy An Cường gia công thành phẩm (cửa tủ bếp) mất khá nhiều thời gian

+ Tốn nhiều thời gian thi công, dễ xảy ra tủi ro về độ sai lệch kích thước

+ Giá thành cao

Ảnh: Gỗ CN đã được gia công bề mặt Acrylic

Các loại ván có thể phủ: sản phẩm thông dụng nhất của Acrylic là cửa tủ bếp có lõi là MDF kháng ẩm được gia công bề mặt Acrylic.Ngoài ra Acrylic có thể phủ lên mọi bề mặt gỗ.

 6 Tổng kết:

– Một số lưu ý:

+ Melamine và Laminate đồng màu: Đây là dòng sản phẩm của An Cường đáp ứng rất hiệu quả về nhu cầu thi công thẩm mĩ và tiết kiệm chi phí, linh động cho các đơn vị sản xuất nội thất. Cũng tương tự việc dùng lõi ván công nghiệp dán Veneer tự nhiên, chúng ta có thể kết hợp MDF Melamine và Laminate cùng màu để xứ lí các chi tiết cạnh, mí nối đẹp hơn, nhanh hơn nhưng vẫn tiết kiệm chi phí hơn so với việc dùng toàn bộ bề mặt laminate.

+ Khách hàng chọn sản phẩm bề mặt Acrylic cần tìm đến những đơn vị thi công uy tín và có trách nhiệm vì mặt hàng này đòi hỏi tính chính xác cao và tiến độ thi công phải tính toán kĩ.

+ Ngoài những sản phẩm được phân loại trong bài viết, khách hàng có thể tìm hiểu thêm các dòng sản phẩm mới và tân tiến của An Cường như : Eco- Vneer, Arilux, Sơn Piano Gloss. Những dòng sản phẩm này khá cao cấp và chưa có tính phổ biến nên xin phép không đề cập đến trong nội dung bài viết này

Hy vọng rằng qua 2 phần nội dung phân loại gỗ công nghiệp, người đọc có thể hệ thống được kiến thức tổng thể về loại vật liệu này, để từ đó có thể đưa ra những lựa chọn đáp ứng được tốt các nhu cầu đầu tư, sử dụng cũng như thẩm mĩ.

Xin cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi.

Văn Hồ Hoàng Nguyên

Kiến trúc sư thiết kế nội thất

Công ty TNHH Benihome

Bài viết có sử dụng nguồn tham khảo:

https://www.ancuong.com/

http://congtysango.blogspot.com/

https://www.linkedin.com/

https://tanviendeco.vn/