QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT, GIÁM ĐỐC VÀ TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY

QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT, GIÁM ĐỐC VÀ TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY

QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT, GIÁM ĐỐC VÀ TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY

CĂN CỨ PHÁP LÝ:

– Luật Doanh Nghiệp 2014.

– Bộ Luật Dân sự 2015.

I . Người đại diện theo Pháp luật của công ty.

– Một người có thể làm đại diện Pháp luật của nhiều công ty, theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 13, LDN 2014.

  1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

– Mặt khác, theo Khoản 3 Điều 141 Bộ luật dân sự 2015 thì một cá nhân có thể đại diện cho nhiều pháp nhân khác nhau, tuy nhiên không được nhân danh công ty để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

II. Giám đốc/ Tổng giám đốc của công ty:

– Một người có thể làm Giám đốc công ty TNHH và đồng thời làm Giám đốc công ty cổ phần khi  đáp ứng được các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 65 Luật Doanh nghiệp 2014, Điều lệ công ty và không có công ty nào là doanh nghiệp Nhà nước.

– Luật Doanh nghiệp 2014 đưa ra quy định về tiêu chuẩn, điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc chung cho các công ty TNHH và công ty cổ phần như sau:

“Điều 65. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc

Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này.

Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệmtrongquản trị kinh doanh của công ty, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.

Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.”

– Bên cạnh đó Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định nếu một trong hai công ty hoặc cả hai công ty đều là Doanh nghiệp Nhà nước (do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) thì bạn không thể đồng thời làm giám đốc hai công ty này theo quy định tại Khoản 8 Điều 100 Luật Doanh nghiệp 2014 như sau:

“Điều 100. Tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc

…. 8. Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.”

Nguồn tham khảo: Luật Doanh nghiệp 2014

       Trần Thị Thanh

Phụ trách Pháp lý Doanh nghiệp