Lĩnh vực hoạt động của kiến trúc cảnh quan đô thị

Lĩnh vực hoạt động của kiến trúc cảnh quan đô thị

Vì là lĩnh vực đa ngành, không khó để nhận ra thiết kế kiến trúc cảnh quan đô thị có lĩnh vực hoạt động rất rộng, không chỉ trong việc thiết kế, xây dựng các công trình kiến trúc như phong cách kiến trúc Pháp cổ được đề cập ở bài trước.

Một số ví dụ điển hình về lĩnh vực hoạt động của phong cách kiến trúc này:

  • Thiết kế môi trường sinh thái cho dự án, khu vực nhằm giảm thiểu sự tác động của môi trường thông qua cách tích hợp kiến trúc cảnh quan với những quy trình tự nhiên, mang tính bền vững cao.
  • Phát triển và giảm thiểu số bờ biển ở ngoài khơi, giảm tốc độ biển xâm lấn trái đất.

Một mô hình kiến trúc cảnh quan tiêu biểu ở Nhật Bản

  • Đánh giá môi trường và đánh giá cảnh quan xung quanh, tư vấn lập kế hoạch và các đề xuất quản lý đất đai.
  • Lên kế hoạch xây dựng các công trình công cộng quan trọng như trạm điện, hồ nước, đập,…đồng thời cải tạo các ứng dụng công nghiệp khai thác hoặc các dự án công nghiệp lớn.

Kiến trúc cảnh quan của công trình công cộng của vương quốc Anh

  • Thiết kế, quản lý các địa điểm thiên nhiên cần bảo tồn như Công viên thiên nhiên, điểm đến du lịch và tái tạo cảnh quan lịch sử, vườn bảo tồn,…
  • Thiết kế kiến trúc cảnh quan đô thị: thiết kế đô thị, quảng trường thành phố, thị trấn, bờ sông, đường cao tốc, cấu trúc giao thông trong khu vực, hành lang quá cảnh…

Kiến trúc cảnh quan còn áp dụng trong những địa điểm thiên nhiên cần bảo tồn như Công viên thiên nhiên, điểm đến du lịch và tái tạo cảnh quan lịch sử, vườn bảo tồn,…

  • Khu nhà ở, khu công nghiệp và phát triển thương mại
  • Những dịch vụ tiện ích mang tính giải trí: công viên, hồ điều hòa, sân chơi, vườn thực vật, vườn ươm, khu vực bảo tồn thiên nhiên,…
  • Thiết kế cảnh quan cho khu vực giáo dục và thiết kế nền tảng xây dựng cho các tổ chức công cộng và cơ sở chính phủ
  • Quản lý nước mưa bao gồm các cơ sở hạ tầng xanh, khu vườn mưa, nạp nước ngầm, mái nhà xanh và các vùng đất ngập nước được xây dựng.

Như vậy, không khó để nhận ra kiến trúc cảnh quan nói chung và kiến trúc cảnh quan đô thị nói riêng có vai trò rất quan trọng và trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau: nông nghiệp, lâm nghiệp, bảo tồn thiên nhiên,…

Mối quan hệ giữa quy hoạch và kiến trúc cảnh quan đô thị

Bắt đầu từ thế kỷ 19, kiến trúc cảnh quan đô thị đã nhanh chóng trở thành một trong những vấn đề trọng điểm nhận được sự quan tâm ở các thành phố lớn. Sự kết hợp giữa truyền thống làm vườn cảnh quan và lĩnh vực quy hoạch đô thị mới đã  mang đến cho Kiến trúc cảnh quan cơ hội để phục vụ những nhu cầu này. Trong suốt nửa thời gian còn lại của thế kỷ 19, Frederick Law Olmsted – kiến trúc sư cảnh quan nổi tiếng đã hoàn thành một loạt công viên có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động của Kiến trúc Cảnh quan ngày nay (công viên Emerald Necklace của Boston, Công viên Prospect ở Brooklyn, New York, Central Park ở thành phố New York,…)

Kiến trúc cảnh quan đô thị tác động không nhỏ tới quy hoạch thành phố

Kể từ thời kỳ này, Quy hoạch đô thị đã phát triển thành một nghề độc lập riêng biệt, kết hợp được với những đóng góp quan trọng từ các lĩnh vực khác như kiến trúc cảnh quan, Kỹ thuật Xây dựng,…

Kiến trúc cảnh quan đô thị tiếp tục phát triển và đáp ứng được các phong cách kiến trúc khác nhau trong suốt thế kỷ 20 và 21. Tiêu biểu nhất có thể kể đến kiến trúc sư Thomas Church, Roberto Burle Marx ở Brazil,…

Đặc biệt, Roberto Burle Marx đã linh hoạt trong việc thiết kế phong cách kiến trúc với các cây trồng bản địa, đem đến một vẻ đẹp thẩm mỹ vô cùng mới.

Yếu tố địa hình trong kiến trúc cảnh quan đô thị

Đối với kiến trúc cảnh quan đô thị, yếu tố địa hình có vai trò rất quan trọng. Cùng xem qua những đặc điểm yếu tố địa hình trong kiến trúc cảnh quan:

  • Các quy luật đối xứng cơ bản: bao gồm quy luật về màu sắc, sáng tối, quy luật về sự tương phản, quy luật về sự đồng nhất và sự tương tự, quy luật tỷ lệ không gian, quy luật bố cục không đối xứng, quy luật bố cục đối xứng, quy luật về đường trục bố cục,…
  • Tạo hình không gian: trong kiến trúc cảnh quan, dù là không gian tự nhiên hay không gian nhân tạo đều được tạo thành từ 3 yếu tố chính: không gian đóng, không gian mở và không gian nửa đóng nửa mở. Tùy thuộc vào những yếu tố trên mà có sự chia không gian thành các loại khác nhau sao cho phù hợp nhất.

Yếu tố địa hình trong kiến trúc cảnh quan đô thị

Những công trình kiến trúc cảnh quan đô thị tiêu biểu

Mặt bằng kiến trúc cảnh quan có sự tác động không hề nhỏ trong toàn bộ công trình kiến trúc. Cùng xem qua những công trình kiến trúc cảnh quan trên Việt Nam và trên thế giới tiêu biểu nhất hiện nay.

Thiết kế cảnh quan đô thị trong quảng trường thành phố do kiến trúc sư Tadao Ando xây dựng

Cung điện Versailles vẫn luôn là một trong những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất hiện tại theo phong cách cảnh quan đô thị

Sự kết hợp giữa làm vườn truyền thống và quy hoạch thành phố đã mang lại cho kiến ​​trúc cảnh quan đô thị nét độc đáo rất riêng. Frederick Law Olmsted sử dụng thuật ngữ ‘kiến trúc cảnh quan’ bằng cách sử dụng từ này như một nghề nghiệp lần đầu tiên khi thiết kế Công viên Trung tâm ở Hoa Kỳ.

Những công trình kiến trúc cảnh quan ở Việt Nam nổi tiếng nhất hiện nay có thể kể đến như: Công viên Yên Sở, công viên Cầu Giấy, khu đô thị Gamuda City, khu đô thị Vinhomes Riverside,…

Khu đô thị Gamuda với kiến trúc cảnh quan đặc trưng

Không khó để nhận ra, kiến trúc cảnh quan ở Việt Nam hiện nay đang trở thành một trong những phong cách kiến trúc được nhiều người áp dụng nhất, từ những công trình công cộng, khu vui chơi giải trí, cho tới những dự án bất động sản cao cấp,…

           Bùi Thế Phương

Kỹ sư xây dựng – Công ty TNHH BENIHOME

Bài viết có sử dụng nguồn tham khảo từ:

  1. https://lythuyetkientruc.com/kien-truc-canh-quan/
  2. lythuyetkientruc.com