GANGFORM – HỆ CỐP PHA TRƯỢT

GANGFORM – HỆ CỐP PHA TRƯỢT

1. Hệ Cốp pha trượt Gangform

Gang form là một hệ thống ván khuôn (formwork system) được sử dụng cho mặt ngoài công trình, có xuất xứ từ Hàn Quốc (Áp dụng lần đầu tiên ở Việt Nam năm 1997 ở dự án Nha Trang Dock do Huyndai thi công và Sammok cung cấp).

Gang form là sự kết hợp giữa các tấm Steel form kích thước lớn với hệ sàn thao tác bao che được tổ hợp thành từng mảng nguyên khối, liên kết với kết cấu bê tông bằng hệ neo Anchor, có thể trượt lên theo chiều cao tòa nhà và làm việc trong phạm vi 2-4 tầng đang thi công.

Hệ ván khuôn bên trong công trình (cốp pha nhôm, ván, Euroform,..) được kết nối bằng Sepa Tie với các lỗ tạo sẵn trên mặt sheet của Gang form.

Hệ cốp pha trượt Gangform

Gang form còn gọi là cốp pha leo, một hệ thống Climbing Systems (*) được vận hành bằng cẩu tháp.

*Climbing Systems : một hệ thống ván khuôn, giàn giáo đặc biệt cho các cấu kiện bê tông thẳng đứng có chiều cao tăng dần trong quá trình xây dựng, cho phép bỏ toàn bộ giàn giáo chống từ mặt đất đến cao độ cần thi công.

2. Cấu tạo

Gồm 4 thành phần chính: Gangform Sheet, Backet, sàn thao tác Platform, Handrall.

Cấu tạo hệ Gangform:

2.1. Gangform Sheet

  • Là tấm cốp pha làm bằng kim loại (thép hoặc nhôm), trực tiếp định hình cấu kiện bê tông.
  • Mặt ngoài được gia cố bằng các thanh dọc + ngang bằng kim loại (thép hoặc nhôm).
  • Trên bề mặt tấm G/F có đục lỗ để xỏ la với tấm cốp pha nhôm bên trong nhà. Hàng lỗ được gia cường bằng các thanh Solder dọc.
  • Hàn lỗ dưới chân gangform sheet là lỗ của hệ neo anchor, kết nối giữa Gang form với bê tông.

2.2. Hệ Bracket

  • Gồm các thanh dọc ngang, tạo khung xương để lắp sàn thao tác và hệ bao che cho gangform.

2.3. Sàn thao tác Platform

  • Được gắn lên khung Bracket. Thường sàn được đặt ở 3-4 cao độ. Bố trí thuận lợi cho việc thi công lắp dựng cũng như thao tác của công nhân.
  • Khi sử dụng gang form, công tác hoàn thiện mặt biên cũng được thực hiện ở 1-2 tầng bên dưới tầng đang đổ bê tông.

2.4. Handrall

  • Là các thanh ngoài cùng, tạo nên hàng rào an toàn và lắp dựng lưới bao che. Gồm các thanh dọc ngang được gắn lên hệ Bracket.

2.5. Các thành phần khác

  • Như thang leo, Sàn tiếp liệu, Waller connector để liên kết các mảng G/F lại với nhau,…

3. Lắp dựng

  • Các thành phần sẽ được kết nối tại mặt đất. Những mảng G/F sheet được liên kết với nhau bằng bu lông.
  • Thanh bracket giữa các khung sẽ liên kết bằng waller.
  • Tùy vào tải trọng cẩu, sẽ tính toán số lượng khung phù hợp để có phương án số lượng kết nối.Sau đó được cẩu lên và đưa các upper vào đúng vị trí đã định vị để gắn anchor kết nối với kết cấu bê tông.
  • Lắp đặt thêm một số chi tiết trước khi hoàn tất công tác.

  Tổ hợp Gangform dưới mặt đất trước khi cẩu lên lắp dựng

 

Cẩu từng tấm Gangform sau khi đã tổ hợp dưới đất

Kiểm tra – Cố định  – liên kết Gangform với hệ cốp pha nhôm bên trong

4. Ưu – nhược điểm

4.1. Ưu điểm

  • An toàn hơn 
  • Với hệ giáo lưới bao che truyền thống, càng lên cao, tính an toàn bị ảnh hưởng bởi thời tiết (gió to, chuyển vị) có thể xảy ra những sai sót và tai nạn không mong muốn (rơi rớt vật dụng, đồ đạc, công nhân ra ngoài biên lắp giáo, lưới,..). Tâm lý công nhân không hoàn toàn an tâm với cảm giác “mong manh” của hệ lưới bao che khi làm việc ngoài biên.
  • Hệ gangform khắc phục phần nào những rủi ro đó: hệ được cẩu lắp và liên kết trong phạm vi tính toán, đảm bảo tính an toàn. Phần đuôi gangform có hệ sàn thao tác bằng lưới thép, liên kết sát với cấu kiện công trình, giảm thiểu rủi ro khi rơi rớt đồ đạc; công nhân có tâm lý thoải mái hơn do được bao che trong 1 hệ “lồng”, tăng năng suất lao động.
  • Tính chính xác
  • Gang form tạo nên sự kết nối “kín khít” với hệ ván khuôn bê trong. Nó hoàn toàn thẳng đứng và ngang đến đỉnh của tòa nhà. Vì được chế tạo bằng kim loại nên ít có biến dạng nở bụng, co gấp như đối với ván khuôn gỗ.
  • Diện tích mỗi mảng Gangform khá lớn so với các loại ván khuôn khác nên hạn chế đáng kể sự biến dạng bề mặt bê tông tại các khu vực liên kết.
  • Quản lý thiết bị dễ dàng hơn
  • Khi công trình sử dụng ván khuôn truyền thống và dàn giáo bao che chiếm một khoảng không gian trên mặt bằng thi công. Số lượng vật tư càng tăng cao về sau, gây khó khăn trong công tác sắp xếp, quản lý, bảo quản và bàn giao thiết bị.
  • Gangform là hệ cố định, “leo” lên theo chiều cao thi công, Nhà thầu thi công chỉ cần quản lý tốt khâu lắp đặt ban đầu đúng, đủ thiết bị, sử dụng cao bao nhiêu cũng chỉ sử dụng một hệ này nên giảm thiểu được hao hụt thiết bị trong quá trình thi công. Mặt bằng bên dưới cũng chỉ bị ảnh hưởng cục bộ 02 lần (lúc tổ hợp gangform và tháo hạ gangform, không bị ảnh hưởng trong quá trình thi công).
  • Tiến độ thi công
  • Việc lắp dựng giàn giáo bao che đòi hỏi quá nhiều nhân lực và tiêu tốn thời gian, ảnh hưởng không nhỏ đến việc tối ưu tiến độ thi công.
  • Khi dùng Gang form, việc tháo lắp được tiến hành dễ dàng hơn và tận dụng tối đa thời gian chờ của cẩu tháp. Các khu vực khác nhau có thể được thi công cùng lúc.
  • Ngoài ra, nếu tính toán bố trí tiến độ hợp lý, các công tác hoàn thiện có thể được thực hiện song song ở khu vực “đuôi” Gang form.
  • Tính kinh tế 
  • Chi phí lắp dựng tháo dỡ được cải thiện rõ rệt nhờ không đòi hỏi quá nhiều nhân lực cho việc tháo lắp và quản lý.
  • Bên cạnh đó, giảm bớt khá nhiều các công tác hoàn thiện, defecting. Cùng với không sử dụng T-bracket như hệ dàn giáo, Gang form đã tinh giảm khá nhiều tiền của.
  • Tính thẩm mỹ 
  • Không đòi hỏi quá nhiều vật tư trang thiết bị, mặt bằng thi công ở công trình sử dụng Gang form khá sạch sẽ và gọn gàng.
  • Hạn chế chất thải, bụi bẩn gây ra trong quá trình thi công như những hình thức khác.

4.2. Nhược điểm :

  • Chi phí đầu tư ban đầu khá cao : hiện tại, ở Việt Nam, các Nhà thầu đang chủ yếu nhập hệ Gangform từ nước ngoài (Hàn Quốc), tiêu tốn chi phí sản xuất, vận chuyển và thuế quan, dẫn đến chi phí bị tăng cao.
  • Tính luân chuyển không cao : Hệ gangform được thiết kế cho từng dự án, từng công trình để đảm bảo tính chính xác của công trình. Do đó, khó khăn cho việc luân chuyển sang công trình khác do không đảm bảo sự phù hợp về thiết kế. Các đơn vị chỉ có thể tái sử dụng các cấu kiện cơ bản, hơn nữa để sử dụng lại cần chuyên gia và hệ thống máy móc để tính toán lại.
  • Đòi hỏi nhân lực có tay nghề : việc tổ hợp và lắp dựng, tháo dỡ gangform có tính chính xác cao, nên cần có người am hiểu về Gangform để thực hiện, quan trọng nhất là chỉ cần một sai sót nhỏ trong lắp dựng có thể dẫn đến mất an toàn nghiêm trọng.
  • “Kén” công trình : chỉ áp dụng được với các công trình có xây dựng hệ tường biên (chung cư), và có số tầng điển hình tương đối lớn để bù đắp lại chi phí đầu tư ban đầu.

5. Thực tế sử dụng:

  • Việc đưa hệ gangform vào sử dụng cũng cần có sự đồng hành của Chủ đầu tư và Nhà thầu (nói cách khác là CĐT có chủ trương sử dụng hệ Gangform) nên thực tế chỉ mới được áp dụng tại một số dự án có qui mô lớn như chuỗi VINCITY (Vingroup), DIAMOND ISLAND (Kusto Home), KEANGNAM LANDMARK TOWER (Keangnam HQ) hay EMPIRE CITY (KEPPLE LAND), SUNWAH PEARL ,…

 Dự án VINHOMES OCEAN PARK (Gia Lâm – Hà Nội)

 Dự án EMPIRE CITY (Quận 2 – TP. Hồ Chí Minh)

  • Hệ Gangform đang sử dụng tại VN chủ yếu là hệ nhôm, do đó nguồn sản xuất và cung cấp Gangform cũng đến từ quốc gia sản xuất cốp pha nhôm số 1 thế giới – Hàn Quốc.
  • Kumkang, Hyuhdai, Sammok (S-form), Daehan, SFK, Seobo.
  • Ngoài ra, còn có các công ty Việt Nam như Saki, BM Windown, Vietform, Fomrtech,… Tuy nhiên số lượng không nhiều.

 

Nguyễn Tuấn Vũ

Kỹ sư QS – Tender – Purchase

Nguồn tham khảo: https://coffanhom.com/