NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

NGUYÊN TẮC CHUNG TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG

Quản lý hoạt động xây dựng là một vấn đề hết sức quan trọng của bất cứ một chủ đầu tư, nhà thầu nào khi tham gia hoạt động đầu tư xây dựng. Chủ đầu tư, nhà thầu dự án phải thực hiện việc quản lý hoạt động xây dựng theo đúng quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành đối với lĩnh vực thi công của mình. Ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc riêng của từng hạng mục xây dựng, thì Chủ đầu tư, nhà thầu phải tuân thủ nguyên tắc chung trong quản lý hoạt động xây dựng.

Vì vậy, hôm nay tôi xin giới thiệu tới các bạn Nguyên tắc chung trong quản lý hoạt động xây dựng được quy định tại Điều 4 Nghị định 46/NĐ-CP/2015 về hướng dẫn quản lý chất lượng xây dựng:

  1. Công trình xây dựng phải được kiểm soát chất lượng theo quy định của Nghị định 46/NĐ-CP/2015 và pháp luật có liên quan từ chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng đến quản lý, sử dụng công trình nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài sản, thiết bị, công trình và các công trình lân cận.
  2. Hạng mục công trình, công trình xây dựng hoàn thành chỉ được phép đưa vào khai thác, sử dụng sau khi được nghiệm thu bảo đảm yêu cầu của thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình, các yêu cầu của hợp đồng xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
  3. Nhà thầu khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định, phải có biện pháp tự quản lý chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện, Nhà thầu chính hoặc tổng thầu có trách nhiệm quản lý chất lượng công việc do nhà thầu phụ thực hiện.
  4. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức quản lý chất lượng công trình phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự án, hình thức giao thầu, quy mô và nguồn vốn đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình theo quy định của Nghị định này. Chủ đầu tư được quyền tự thực hiện các hoạt động xây dựng nếu đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật.
  5. Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng công trình; thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng, tổ chức thực hiện giám định chất lượng công trình xây dựng; kiến nghị và xử lý các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo quy định của pháp luật.
  6. Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng phải chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc do mình thực hiện.

Trên đây là những nguyên tắc chung trong quản lý hoạt động xây dựng, các bạn đọc tham khảo để hiểu hơn về các nguyên tắc trong hoạt động xây dựng.

Trần Thị Quý