Phong cách nội thất Indochine (Đông Dương) là gì? Mẫu thiết kế đẹp nhất 2023

Phong cách nội thất Indochine (Đông Dương) là gì? Mẫu thiết kế đẹp nhất 2023

Trong thời gian gần đây, phong cách nội thất Indochine ngày đang càng được yêu thích trở lại. Dù đã trải qua hàng nửa thế kỷ nhưng những kiến trúc nội thất Indochine vẫn toát lên vẻ đẹp riêng biệt. Với xu hướng thiết kế mang đậm chất nét đẹp hoài cổ phương Đông mang những đặc trưng về màu sắc, hoạ tiết cực kỳ ấn tượng.

  1. Khái niệm, nguồn gốc của phong cách nội thất Indochine

”Indochine” là cụm từ chỉ các nước thuộc bán đảo Đông Dương bao gồm: Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Myanmar.

Nội thất Indochine hay còn được gọi là nội thất Đông Dương. Phong cách này là sự kết hợp và giao thoa giữa 2 nền văn hóa lớn phương Đông và phương Tây, cụ thể là Trung Quốc và Ấn Độ.

Ở Việt Nam, phong cách này chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc, còn Lào và Campuchia thì chịu sự ảnh hưởng từ Ấn Độ.

Với phong cách đầy sáng tạo này đã tạo nên nét văn hóa Indochine đầy tính thẩm mỹ cao, thể hiện tinh hóa 2 nền văn hóa lớn cùng với bản sắc và bề dày lịch sử.

 

  1. Đặc trưng của thiết kế nội thất Indochine

Dưới đây là những đặc điểm của công trình indochine style, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:

Màu sắc

Gam màu trung tính: vàng, trắng, nâu,… là sự lựa chọn cho phong cách này, tạo cảm giác thoải mái cho không gian của bạn.

Biệt thự nhà đẹp trong phong cách Indochine tạo nên một sức hút cho bất kỳ ai khi bước vào.

Đặc biệt, những công trình trong phong cách thiết kế indochine thường được sử dụng những loại gỗ tự nhiên màu sắc tối. Những đường nét hoa văn tái hiện lại một phần cuộc sống của người Việt Nam mang đến không gian sống hoài niệm.

Chất liệu

Gỗ: là một trong những chất liệu được ưa chuộng trong thiết kế nội thất phong cách Đông Dương bởi sự sang trọng, đẳng cấp của nó. Bên cạnh đó, gỗ còn được sử dụng để làm cửa, lát sàn, trần nhà, các vật dụng trang trí trong cuộc sống.

Tre nứa: được sử dụng nhiều để làm các vật dụng trang trí, vách ngăn,.. bởi vì nét đẹp mềm mại, đẹp mắt.

 

Bên cạnh đó, tre còn được làm những vật dụng trong căn nhà như: bàn, ghế, … mang vẻ đẹp bình dị, mộc mạc như phẩm chất của mỗi con người Việt Nam.

Gạch: là nét đặc trưng riêng trong phong cách nội thất Indochine. Gạch nung, gạch bông dùng để lát sàn tạo vẻ đẹp sang trọng nhưng không kém phần tinh tế, nghệ thuật.

Không gian nội thất Indochine thiết kế thông thoáng, gần gũi khá phù hợp với khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam.

Những yếu tố mỹ thuật truyền thống của Việt Nam được lồng ghép trong các hoa văn, họa tiết và tạo nên một đặc trưng riêng, tạo điểm nhấn cho phong cách kiến trúc Đông Dương:

Họa tiết hình chữ nhật: Ảnh hưởng từ nền văn hóa Trung Quốc thể hiện rõ qua các chữ Hán (Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ) được cách điệu, lồng ghép, đan xen trong một ô hoặc nằm tự do.

Họa tiết Kỉ Hà: Đây là họa tiết mắc lưới hình thoi, mắt lưới lục giác vảy mai rùa, có chiều dài khác nhau, các cạnh hơi cong nhẹ và họa tiết không đều nhau. Những họa tiết mắc lưới tam giác, chữ nhân,… được dùng để trang trí tạo nên vẻ đẹp hài hòa nhưng không kém phần thu hút.

Họa tiết tĩnh vật: Gồm: Trái Châu (họa tiết 2 con rồng cách điệu ở 2 đầu góc mái và trái châu) được trang trí nhiều trên nóc chua và Bát Bửu (gồm nhiều hình tĩnh vật như: quạt, gươm, quyển sách, quả bầu,…)

Họa tiết quả, hoa, dây lá: gồm biểu tượng Tứ Quý của 4 mùa (Tùng, Trúc, Cúc, Sen, Mai).

Họa tiết hình thú: được kết hợp với họa tiết hình chữ, hồi văn và kỷ hà. Gồm những con vật mang lại may mắn theo quan niệm của dân tộc ta như Long – Lân – Quy – Phụng,…

  1. Phù điêu, tượng tròn truyền thống Việt Nam

+ Con rối, con giống: Là những biểu tượng dân gian.

+ Tượng phật: Biểu tượng tôn giáo, biểu thị cho sự bình yên, thanh cao

+ Tứ linh: Những con vật mang nhiều may mắn: Long – Lân – Quy – Phong

+ Hoa sen: Biểu tượng sự thanh tịnh, trong sạch của Phật giáo

+ Hoa cúc: Biểu tượng sự bình dị, kín đáo, thanh cao và lâu bền

+ Bồ đề: Biểu trưng cho sự đại giác của Đức Phật

4.       Nội thất phong cách Indochine

Các vật dụng như: phản, bình phong, sập gụ là những vật dụng tượng trưng cho sự tác động của văn hóa bản địa và bản sắc phong cách sống của người Pháp.

Dưới đây là tổng hợp những món đồ nội thất được ứng dụng nhiều nhất trong thiết kế nội thất Indochine hiện nay. Bạn có thể tham khảo qua nhé!

Nội thất trong phòng thường có sự xuất hiện của vách ngăn đậm chất cổ điển Á Đông.

Bàn ghế phong cách IndochineTủ sách phong cách IndochineKệ Tivi phong cách IndochineKệ bếp, bàn ăn phong cách Indochine

5.       Tại sao phong cách Indochine lại được ưa chuộng?

Phong cách Indochine được ưa chuộng vì sự kết hợp độc đáo và hài hòa giữa các yếu tố truyền thống Đông Á và phương Tây. Dưới đây là một số lý do tại sao phong cách này thu hút sự quan tâm và ưa chuộng:

Phong cách Indochine kết hợp yếu tố truyền thống của các quốc gia Đông Á như Việt Nam, Lào và Campuchia với ảnh hưởng của Pháp và phương Tây. Điều này tạo nên một sự pha trộn độc đáo của các yếu tố văn hóa và kiến trúc từ hai thế giới khác nhau.

Sự tinh tế và thanh lịch

Phong cách Indochine thường mang đến một cảm giác tinh tế và thanh lịch. Nó thường được biểu hiện qua sự kết hợp giữa các yếu tố trang trí truyền thống như đá, gỗ và gạch men với các đường nét mềm mại, tỉ mỉ và sự chú trọng đến chi tiết.

Sự gợi nhớ quá khứ

Phong cách này thường gợi nhớ về thời kỳ thuộc địa và di sản Pháp tại Đông Nam Á. Nó mang lại một cái nhìn lãng mạn và hồi tưởng về một thời kỳ lịch sử đặc biệt và tạo nên một không gian có cảm giác cổ điển và độc đáo.

Sự đa dạng và linh hoạt

Phong cách Indochine có thể được áp dụng vào nhiều loại không gian, từ nhà ở, nhà hàng, khách sạn đến các quán cà phê và cửa hàng. Nó có tính linh hoạt và có thể được tùy chỉnh để phù hợp với các mục đích sử dụng và phong cách riêng của mỗi người.

Sự pha trộn giữa cổ điển và hiện đại

Một yếu tố khác là phong cách Indochine kết hợp giữa yếu tố cổ điển và hiện đại. Nó thường sử dụng các đường nét cổ điển và vật liệu truyền thống, nhưng cũng kết hợp với các yếu tố hiện đại và thiết kế đương đại, tạo nên một sự giao thoa độc đáo và hài hòa.

Nguồn : Sưu Tầm