GẠCH BÊ TÔNG NHẸ AAC

GẠCH BÊ TÔNG NHẸ AAC

GẠCH BÊ TÔNG NHẸ (AAC)

Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong xây dựng từ các nước phát triển trên thế giới là một xu thế tất yếu và đang ngày càng được các chủ đầu tư, nhà thầu, khách hàng quan tâm. Công nghệ hiện đại ngày càng “xích lại” gần hơn với môi trường bằng cách tìm ra những loại vật liệu nhân tạo hữu ích cho con người nhiều hơn mà ảnh hưởng đến môi trường hạn chế hơn.

Tại Việt Nam, gạch bê tông nhẹ khí chưng áp (*) với những tính năng ưu việt đang từng bước thay thế gạch đất nung truyền thống để trở thành loại vật liệu chính trong xây dựng công trình.

Bài viết dưới đây không đi sâu vào phân tích các tính chất cơ lý của gạch AAC mà chỉ chú trọng mô tả sơ lược về nguồn gốc – phương pháp sản xuất – Ưu nhược điểm – Ứng dụng của gach AAC tại Việt Nam để anh/chị có cái nhìn tổng quan về loại vật liệu “xanh” này.

*Tên tiếng anh: Autoclaved aerated concrete (AAC) / Autoclaved cellular concrete (ACC) / Autoclaved lightweight concrete (ALC)

  1. Nguồn gốc : kĩ sư – kiến trúc sư người Thụy Điển Johan Axel Eriksson phát minh ra vào giữa thập niên 1920
  2. Sản xuất :

Xi măng Portland + vôi + cát thạch anh + nước + bột nhôm – chất tạo khí.

B1 : Nhôm + Hỗn hợp bê tông -> Khí H2 (bay hơi tạo lỗ rỗng) -> tăng thể tích lên ~5 lần so với BT thông thường.

B2 : bê tông được đổ vào khuôn tạo hình.

B3 : Chưng áp.Dưới nhiệt độ và áp suất cao, Ca(OH)2 tác dụng với cát thạch anh (silicat) -> hydrat silica canxi (cấu trúc tinh thể cưng – cường độ cao).

3. Đặc tính :

  • Kỹ thuật :

+ Nhẹ: tỷ trọng 350 – 850 kg/m3 (gạch đặc 1.8T/m3; gạch lỗ : 1.5T/m3).

+ Cách âm: cấu tạo kết cấu nhiều lỗ rỗng thông thoáng nhau, mật độ lỗ rỗng phân bố đồng đều với mật độ cao -> cách âm tốt.

+ Cách nhiệt: hệ số dẫn nhiệt ~ 0.11 – 0.22 W/mok.

+ Chống cháy: vật liệu vô cơ, không bắt cháy (đạt tiêu chuẩn chống cháy cấp I – TCVN).

+ Bền, khả năng chịu chấn động tốt : trọng lượng nhẹ nên trọng lực tác dụng lên mặt đất thấp (lực phản hồi từ mặt đất cũng thấp), kết cấu rỗng có khả năng hấp thụ và tiêu hao năng

lượng của lực.

4. Ưu điểm :

  • Thi công nhanh : kích thước lớn, khối lượng nên thời gian thi công nhanh hơn, dễ dàng đục đẽo, chỉnh sửa,… rút ngắn thời gian hoàn thành công trình
  • Khối lượng nhẹ : giảm tải trọng công trình, tiết kiệm khả năng chịu lực cho phần nền móng (thép ít hơn, móng nhỏ hơn,…)
  • Cách âm, cách nhiệt tốt hơn : giảm bớt chi phí chống nóng, chống cháy cho căn hộ, giảm thiểu tiêu thụ điện năng cho điều hòa, máy lạnh,…
  • Gạch AAC được sản xuất có tính chính xác cao, dễ dàng đục đẽo chỉnh sửa -> giảm thiểu hao hụt trong thi công; thi công nhanh giảm bớt chi phí về nhân công, máy móc, quản lý,…

+ Thân thiện với môi trường : Trong quá trình sản xuất (chưng áp) không tạo ra khí thải hoặc chất thải rắn hay nước thải ra môi trường, trong khi đó có thể tận dụng các chất thải của ngành công nghiệp khác (sử dụng tro bay tái chế từ các nhà máy nhiệt điện đốt than).

5. Nhược điểm

  • Tính ứng dụng rộng rãi, đồng bộ : khí hậu mỗi vùng ảnh hưởng đến khả năng sử dụng gạch AAC (
  • Phụ kiện đi kèm : khi dùng gạch AAC, không chỉ phải chọn gạch mà còn phải chọn vữa, chưa kể, loại vữa thích hợp để xây chưa chắc đã thích hợp để trát.
  • Phổ cập từ thiết kế : phần lớn chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, chưa biết hoặc chưa có thói quen sử dụng gạch AAC, nên trong thiết kế không đưa việc sử dụng gạch AAC vào.
  • Khả năng chống thấm không cao do cấu trúc nhiều lỗ rỗng.
  • Thợ thi công cần có tay nghề cao, có hiểu biết về loại vật liệu này.

. Thực tế sử dụng

  • Quy định của Pháp luật về sử dụng vật liệu gạch không nung : Thông tư sô 13/2017/TT-BXD quy định về việc sử dụng vật liệu không nung trong các dự án xây dựng.
  • Sử dụng cho nhiều dự án dân dụng, nhà xưởng, nhà phố, chung cư,…
  • Các đơn vị chuyên cung cấp gạch AAC : Viglacera; SAKO; An Thái;,,,

 Nguồn tư liệu :

http://tranngoctuyen.com/gach-be-tong-khi-chung-ap-aac.html